Kiến trúc Nhà_nguyện_Tòa_tổng_giám_mục_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh

Mặt bằng ngôi nhà có dạng hình chữ "Nhất" (-), tuy xây dựng phục vụ cho việc thờ thượng Công giáo nhưng ngôi nhà vẫn được quay về hướng nam theo quan điểm dựng nhà truyền thống của người Việt. Nhìn chung, ngôi nhà được dựng theo kiểu ba gian hai chái Nam Bộ, gian giữa rộng nhất dùng cho việc thờ phượng Thiên Chúa. Mái ngói âm dương, khung cửa và các cánh cửa đều chạm trổ hoa lá như tạo thêm sức sống cho mặt tiền của căn nhà. Trên cao là một khám thờ bằng gỗ để mộc, chạm trổ các đề tài: "song phượng triều dương" (hai chim phượng chầu mặt trời) ở trên, "tam phúc" (ba con dơi) ở bao lam, hình hoa lá ở phần chân.

Chính diện gian giữa là nơi đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết chi tiết bên trong được giữ nguyên từ hơn 200 năm trước[2]. Tuy là một khám thờ Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria cùng Thánh Giuse qua các tượng bằng thạch cao, nhưng hai bên có cặp câu đối bằng chữ Hán lấy ý từ sách Trung Dung của Khổng Tử: "Thần chi cách tư, Đức kỳ thạch hĩ" (việc thần thánh không thể lường được, cái đức của thần thánh thịnh lắm thay). Dưới khánh thờ là một bàn lễ đặt trên bục gỗ cao, có một căn nhà tạm (nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa) đặt ở giữa. Ngoài ra còn có tượng thánh Têrêsathánh Antôn bằng thạch cao, đặt cao trên thân cột. Bên dưới là các dãy băng ghế dành cho giáo dân cầu nguyện.